RSS

Nhân tố cốt lõi của Mạng xã hội


Mình sẽ không bàn tới vấn đề kiến trúc phần cứng của mạng xã hội vì nó là một thao tác mà những site muốn lớn mạnh phải chú ý đến, không riêng gì 1 site Mạng xã hội. Với một chút kiến thức về Technical và Graphical cho web, nội dung bài viết này sẽ giới thiệu về 7 nhân tố quan trong (theo quan điểm của mình ^^) khi triển khai Mạng xã hội (Social network).

1>Social Object: Đối tượng xã hội.
2>Relationship & Privacy: mô hình quan hệ và chính sách.
3>User Interface: Giao diện tương tác người dùng.
4>Community Management: Quản lý hoạt động của Mạng xã hội.
5>Collective Intelligence: Sự hiểu biết từ tập thể.
6>Application Programing Interface (API): Giao diện lập trình ứng dụng.
7>Evolution: Sự tiến hóa.


Social Object là gì?
Ngày nay, các trang mạng xã hội cần phải có 1 cái gì đó để chia sẽ, để nói đến. Cái đối tượng cốt lõi mà gắn kết các User lại với nhau trên website chính là Social object. Ví dụ đối với Flickr là photo, Youtube là Video, Digg là Webpage, Del.icio.us là Bookmark…

Như vậy, trước khi triển khai 1 mạng xã hội, các bạn cần phải xác định cho mình 1 Social Object để tập trung phát triển. Tìm ra 1 Social Object đã khó rồi, đem nó vào mạng xã hội để triển khai còn khó hơn. Vậy phải làm như thế nào?

Sau khi xác định các Social Object, việc tiếp theo bạn cần phải tìm các “Động từ” cho Social object đó. Việc làm này cực kỳ quan trọng, nó chính là bảng mô tả các thao tác mà User có thể thao tác trên Social Object khi sử dụng site của bạn. Các động từ càng chính xác và phong phú thì sẽ giúp sự tương tác giữa các User với website được nâng cao. VD: Flickr có photo và có 1 số động từ như: Thêm, Xóa, Chia sẽ URL, Tagging, Tìm kiếm, Bình chọn, Yêu thích…

Vậy cần dựa trên tiêu chí nào để có 1 Social Object tốt?
Trước tiên bạn cần phải xác định website của mình sẽ làm cái gì để định hình Social Object. Khi quyết định chọn Social Object bạn cần quan tâm đến 1 số yếu tố sau:
– Social Object phải là một đối tượng cụ thể và rõ ràng.
– Có thể cho phép các User chia sẽ và thảo luận về Social Object.
– Phải có 1 URL (cực kỳ quan trọng). VD: Các photo của Filckr và Video của Youtube đều có URL riêng biệt.
– Mức độ sử dụng thường xuyên của User cho các Social Object.

Vậy đâu là Social Object của Facebook, LinkedIn…?
Nói đến các site tên tuổi này chắc hẳn ai cũng biết nó là trang mạng xã hội, vậy Social Object trung tâm của nó nằm ở đâu và nó là cái gì? Thực sự thì vấn đề này rất khó xác định bởi một lý do thuộc về mô hình mạng xã hội. Nói một cách dễ hiểu là Mạng xã hội có 2 mô hình chính đó là xây dựng dựa trên cái Tôi của User (Ego-centric) và xây dựng dựa trên một đối tượng nào đó (Object-centric).

Social Object được đề cập ở đây là dành cho mô hình Object-centric vì các site dạng này tập trung User vào các đối tượng để chia sẽ (photo, video, bookmark, url..) chứ không phải tập trung vào chính bản ngã của User như các trang Ego-centric( Facebook, Orkut, LinkedIn). Nói thế không có nghĩa là các site Ego-centric không có Social Object, khi tiến hóa lên nó sẽ cần có Social Object nào đó để gắn kết các User với nhau. Tới phần “sự tiến hóa” mình sẽ nói thêm về vấn đề này…

Nói 1 cách thật sự thì làm các site Ego-centric rất khó chiếm thị phần vì đối tượng là cái Tôi của User, nên để ý sẽ thấy có khá ít site thuộc về Ego-centric thành công. Một trong những nguyên nhân có thể coi là đã gần bão hòa. Còn mãnh đất màu mỡ chính là mô hình Object-centric, có rất nhiều site thành công dạng này vì mức độ phục vụ và tập trung của nó. Hãy chọn cho mình 1 Social Object và bắt đầu xây dựng 1 Mạng xã hội đi nhé!


Sau khi lựa chọn ra được Social Object cho site, vấn đề tiếp theo cũng quan trong không kém đối với tất cả các trang mạng xã hội: Mô hình mối quan hệ và chính sách bảo vệ User.

Cần phải xem xét thật kỹ mô hình quan hệ vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến cách mà các User tương tác với nhau trên website. Có 2 dạng mối quan hệ rõ ràng nhất là: Quan hệ đối xứng (Symmetric Relationship) và Quan hệ bất đối xứng (Asymmetric Relationship).

Quan hệ đối xứng – Symmetric Relationship là mối quan hệ 2 phía, việc kết bạn diễn ra theo 2 hướng. VD: trong Facebook, thao tác kết bạn cần phải được sự chấp thuận. Mô hình này sẽ giúp User kiểm soát được mối liên hệ với bạn bè hơn và thông tin được bảo vệ tốt hơn. Số lượng bạn bè ít hơn và nó sẽ làm cho website ít “open” hơn.

Quan hệ bất đối xứng – Asymmetric Relationship là mối quan hệ chỉ cần từ 1 phía là có thể hình thành được. VD: mô hình Follow của Twitter là mô hình bất đối xứng, chỉ cần thao tác Follow là User này có thể trở thành “bạn 1 nữa”. Chính vì mô hình này dễ dàng kết nối các User nên site trở nên “open” hơn, do đó ít có thông tin nhạy cảm về cá nhân được đưa lên, chủ yếu là để chia sẽ thông điệp. Nếu dùng đồ họa máy tính vẽ ra sơ đồ kết nối thì sẽ thấy nó có rất nhiều connection.

Bên cạnh 2 mô hình này, không thể không kể tới mô hình Nhóm(Group). Đây là 1 mô hình khá quen thuộc trên nhiều site dạng mạng cộng đồng. Cho phép User gom nhóm các bạn bè cũng là 1 thao tác cần được chú trọng khi xây dựng mô hình quan hệ. Ai được tạo nhóm, ai quản lý nhóm, quản lý như thế nào, ủy quyền quản lý nhóm, thoát khỏi nhóm, nhóm public, nhóm private…

Ngoài ra cũng cần chú ý đến chức năng Invitation (mời tham gia). Cần cung cấp chức năng này cho các User nhằm giúp đẩy mạnh việc Marketing mạng xã hội đến đông đảo thành viên hơn. Có nhiều cách để làm được việc này, như là cho phép User gởi email trực tiếp hoặc User import contact list để gởi thư mời tham gia website…

Tùy vào mục đích của site mạng xã hội và tư tưởng kết nối mà bạn cần quyết định mô hình quan hệ nào là thích hợp. Sau khi đã có mô hình mối quan hệ, bạn cần phải chú trọng đến bảo vệ Profile (Thông tin cá nhân) của thành viên. Để làm việc này cần có các cơ chế giúp cho User cấp quyền cho phép ai được xem cái gì và ai không được xem.

Đối với những site mang nặng tính chất cá nhân (các site dạng Ego-centric) rất cần được chú trọng chức năng này. Cần cung cấp 1 số chức năng cho phép User cấm 1 người nào đó truy cập profile, hoặc không cho phép kết bạn, không cho phép làm 1 thao tác gì đó mà có thể ảnh hưởng tới cá nhân User.

Ngoài ra, website cũng cần phải luôn được theo dõi sát sao vì chỉ cần có sơ hở là thông tin thành viên dễ dàng bị mất và có nhiều kẻ sẽ được lợi sau những lần như thế.


Các vấn đề trên là những thành phần cốt lõi cho mạng xã hội. Bạn đã nghĩ ra được ý tưởng về Social object, về mô hình quan hệ…cái này nói thiệt vô số ý tưởng trùng nhau nhưng không phải ai cũng thành công. Vậy nguyên nhân là ở đâu?

Nguyên nhân thì nhiều, nhưng 1 nguyên nhân cực kỳ quan trọng đó là chưa xây dựng 1 giao diện người dùng thật sự hiệu quả. Khi tiến tới mạng xã hội, nhu cầu giao diện không còn là những vẽ đẹp hoa mỹ của những site mỹ thuật, không nặng nề như những site kỹ thuật công nghệ…mà nó trở nên hướng người dùng hơn.

Nếu các bạn có tìm hiểu, các site mạng xã hội là những website hướng người dùng, lấy người dùng làm trung tâm của các hoạt động giao tiếp, thiết kế. Do đó, thiết kế giao diện cũng cực kỳ…khó. Do đó, thiết kế giao diện lúc này không phải chỉ tập trung vào yếu tố mỹ thuật, mà cần tập trung vào tính khả dụng của website (Usability).

Bàn tới vấn đề này, có cả một lĩnh vực đang rất mới và cũng đang được nhiều người làm thiết kế quan tâm đó là UX(User Experience) Design. User biết tới website của chúng ta đã khó, nhưng giữ họ lại với website, tương tác nhiều hơn với các User khác trên website càng khó hơn. Việc có một giao diện hướng vào tính khả dụng sẽ giúp khuyến khích các User sử dụng website nhiều hơn, đồng thời tạo sự thoải mái và thân thiện cho User khi sử dụng website.

Vậy phải thiết kế như thế nào mới gọi là thiết kế có tính khả dụng?
Để trả lời câu hỏi này không phải chỉ 1,2 bài viết mà có thể trình bày. Tính khả dụng còn phải dựa vào từng chức năng mà có các nguyên tắc, quy luật khác nhau nhằm cải thiện thiết kế. VD: làm sao để thiết kế 1 trang đăng nhập tốt? Làm sao để thiết kế một trang đăng ký hiệu quả? Làm sao để viết một trang kết bạn hiệu quả? Làm sao để viết một trang chủ người dùng (Dashboard) cho hoàn chỉnh?… Vân vân và vân vân… Khi nghiên cứu sâu vào lĩnh vực này bạn sẽ tìm thấy nhiều câu trả lời hơn nữa cho các vấn đề thiết kế giao diện hướng người dùng.

Tài liệu để nghiên cứu về tính khả dụng cho giao diện thì có cực kỳ nhiều, nhưng tập trung vào tính khả dụng của Mạng xã hội thì có ít thôi, hiện tại mình đã nghiên cứu và thấy có 3 cuốn rất hay đó là:
Designing for the Social Web ~ Joshua Porter
Designing Social Interfaces: Principles, Patterns, and Practices for Improving the User Experience ~ Christian Crumlish, Erin Malone
Building Social Web Applications: Establishing Community at the Heart of Your Site ~ Gavin Bell


Quản lý một mạng xã hội như thế nào?
Thật sự mà nói, quản lý 1 mạng xã hội sẽ rất vất vã. Có thể nói bạn cần phải quản lý cả triệu thành viên, do đó cơ chế quản lý phải hiệu quả nhằm giúp bạn giải quyết được nhiều người như thế.
Có thể áp dụng nguyên tắc một phần là Automatic (tự động), và một phần là Manual (bằng tay). Bởi vì sao? Vì thật ra trung tâm website chính là người dùng, nếu tất cả đều quản lý tự động thì e sẽ không tối ưu, tuy nhiên cũng cần phải có sư giúp đỡ của tự động hóa, chỉ với sức người thì làm sao cho xuể. Chưa kể là phải thuê đội ngũ Moderator (điều hành viên).

Automatic Management: Đối với cơ chế tự động, ta có thể sử dụng các cơ chế ngăn chặn Spam(Akismet..), sử dụng CAPTCHA để tránh tình trạng Flood server và có thể sử dụng các cơ chế thông minh khác để phát hiện ra những User có ý không tốt đối với website của ta.

Manual Management: Đối với cơ chế bằng tay, ngoài việc thuê đội ngũ Moderator cần phải có cơ chế cho phép quản lý tại chỗ các thông tin xấu nhằm tăng năng suất quản lý nội dung. Bên cạnh đó, cần tìm các thành viên tích cực, đây là những nhóm thành viên sẽ giúp bạn rất nhiều vì họ coi website như 1 người bạn hằng ngày, do đó sự giúp đỡ của họ thật đáng trân trọng.

Tận dụng sự giúp đỡ từ các thành viên của website bằng cách đưa ra các chức năng report các nội dung xấu, hoặc dựa vào các Ignored list của các thành viên để tìm ra các thành viên không tốt nhằm “chăm sóc đặc biệt” các thành viên này, giữ cho website luôn hoạt động trơn tru.

Quản lý một mạng xã hội có lẽ là 1 việc làm khá nhọc nhằn, do đó, nếu mạng xã hội của bạn càng “thông minh” thì các thao tác quản lý sẽ nhẹ nhàng hơn.


Có thể nói một mạng xã hội sẽ khó mà tốt nếu không sử dụng Collective Intelligence(CI). Vậy Collective Intelligence là gì?
Collective Intelligence là một chuyên ngành đã được nghiên cứu trước khi được áp dụng cho website và trọng tâm của lĩnh vực này là tìm ra các thuật toán, giải pháp giúp khai thác dữ liệu hiệu quả từ dữ liệu có sẵn của 1 tập thể. Dựa trên dữ liệu có sẵn từ tập thể để đưa ra các đề nghị, dự đoán nhằm phục vụ ngược lại các cá nhân trong tập thể đó tốt hơn.

Nếu bạn nào đã từng đọc cuốn “Trí Tuệ Đám Đông – Vì Sao Đa Số Thông Minh Hơn Thiểu Số” (Wisdom of Crowds) của James Surowiecki thì sẽ thấy trí tuệ của tập thể sẽ thông minh như thế nào và có thể lợi dụng được trí tuệ của tập thể để đem lại kết quả chính xác cho nhiều bài toán phức tạp hoặc những bài toán chỉ có thể dựa vào thông tin của đám đông mới có thể có được.

Cũng trên ý tưởng cơ bản đó, Collective Intelligence nghiên cứu về dữ liệu cung cấp bởi 1 tập thể để đưa ra quyết định, dự đoán tốt hơn. Và lĩnh vực này đã được đem áp dụng cho Mạng xã hội và phát huy tác dụng một cách đột phá. Dựa vào Profile của từng User, sở thích, thói quen truy cập, sử dụng và tương tới với website…mà ta có được các thông tin cần thiết về mối tương quan giữa sở thích, hành vi của các User trong website. Nếu có càng nhiều thông tin dạng này thì hoạt động của CI càng chính xác, thân thiện và hợp lý hơn.

Từ các dữ liệu của User, ta có thể viết ra các chức năng đề nghị như kiểu Facebook với chức năng đề nghị kết bạn, Amazon với chức năng đề nghị sách…Hoặc các chức năng thông minh như lọc dữ liệu, phát hiện các thành viên có “tiền án gây sự” v.v..

Collective Intelligence là một lĩnh vực mới mẻ cho nền tảng web và đang ngày càng được chú trọng khi triển khai website nói chung và mạng xã hội nói riêng. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu về CI để giúp cho mạng xã hội của bạn trở nên thông minh và thân thiện hơn.

Hiện có 1 số sách giới thiệu về Collective Intelligence cho website và khá nhiều sách nói về kỹ thuật Data Mining để áp dụng cho Collective Intelligence. 3 cuốn sách khá tiêu biểu cho Collective Intelligence là:
Collective Intelligence in Action ~ Satnam Alag
Programming Collective Intelligence: Building Smart Web 2.0 Applications ~ Toby Segaran
Algorithms of the Intelligent Web ~ Haralambos Marmanis, Dmitry Babenko


Nếu đã là Developer hoặc Programmer, chắc hẳn bạn đã nghe nói tới API. API chính là cách mà các hệ thống mở ra cho bên ngoài có thể tận dụng tài nguyên sẵn có của hệ thống để phát triển thêm tính năng và hỗ trợ thêm cho hệ thống ban đầu. Ví dụ có API cho Win32 để viết các ứng dụng Windows, iPhone OS có API để các nhà phát triển viết các App chi iPhone, Google có Map API để các website có thể sử dụng và tích hợp chức năng Map của Google lên website.

Nói thế chắc hẳn bạn đã có cái nhìn về công dụng của API. Vậy tại sao mạng xã hội của chúng ta lại cần API?

Nếu không có API thì có lẽ Facebook đã không có nhiều Game như hiện giờ và các mạng xã hội khó mà có thể kết nối được với nhau. Như vậy, API sẽ giúp cho mạng xã hội của chúng ta trở nên “open” hơn và cho phép nhiều nhà phát triển – Developer(Game, website..) khác có thể sử dụng thông tin từ website chúng ta để xây dựng các tính năng tốt hơn phục vụ thành viên.

Nói thì thấy đơn giản, nhưng khi triển khai API thì cẩn phải xem xét nhiều điều. Đầu tiên không thể nào không nói đến Security. Mình đưa ra 1 API đồng nghĩa với việc mình mở thêm 1 cánh cửa nữa ra công chúng cho phép truy cập vào hệ thống của mạng xã hội, do đó phải thật thận trọng khi triển khai API. Cần lưu ý là API sẽ cung cấp các thông tin không thể nào nhiều hơn website cung cấp, nếu không nó sẽ phá vỡ yêu cầu về chính sách bảo vệ thành viên mà chúng ta đã phân tích ở trên.

Khi triển khai API thì cũng cần lưu ý đến Mô hình cung ứng API, có thể là API miễn phí hoặc thu phí hoặc các hình thức Hybrid(Hỗn hợp) giữa 2 dạng này. Ngoài ra, lựa chọn mô hình Web ServiceChứng thực khi sử dụng API cũng cần phải được lưu ý.

Như vậy, để 1 mạng xã hội lớn mạnh và có nhiều tính năng hơn cho thành viên, website cần phải có 1 API nhằm tạo điều kiện cho các Developer phát triển thêm tính năng website và đảm bảo theo mô hình Win-Win-Win (3 bên đều có lợi: Mạng xã hội, DeveloperUser)


Tại sao phải đề cập đến Sự tiến hóa của Mạng xã hội?

Nói đến 1 website thông thường thì người ta thường chỉ nói đến chu kỳ sống của website mà thôi, nhưng nói tới Mạng xã hội thì có lẽ nên đề cập tới sự tiến hóa của nó. Mạng xã hội về cách thức vận hành của nó cũng giống như 1 hệ sinh thái thu nhỏ, có sự sinh trưởng của các cá thể, có sự sinh sôi nảy nở, có đột biến, có mối quan hệ, thành lập quần xã, cô lập, đoàn kết…Do đó, nó cũng sẽ trải qua quá trình tiến hóa, chỉ là vấn đề thời gian. Có khác là bạn-người quản lý- có thể là người can thiệp trực tiếp vào quá trình tiến hóa của nó.

Đến một lúc nào đó, Mạng xã hội sẽ ở trạng thái bão hòa. Có nhiều nguyên nhân giải thích vấn đề này, có thể là do User sử dụng lâu ngày thấy chán, website không có gì đổi mới, nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện, nhiều xicăngdan, tài chính cạn kiệt vì hoạt động không hiệu quả…Có 1 danh nhân đã nói, nếu bạn không phát triển thì bạn sẽ bị tụt hậu, và để giải quyết vấn đề phát triển mạng xã hội, nó cần phải … được tiến hóa.

Vậy Mạng xã hội sẽ tiến hóa như thế nào?
Tiến hóa thật ra nói ví von cho dễ hiểu, đó chính là quá trình chúng ta cải tiến (chứ không phải thay đổi ^^) cách mà website chúng ta đang vận hành. Nếu không có API thì chúng ta cần cung cấp API open để nhiều ứng dụng khác có thể tương tác với ta, giúp mở rộng hơn hệ sinh thái (mạng xã hội) của chúng ta.

Như mình đã đề cập là có 2 dạng mạng xã hội chính: Ego-centric và Object-centric. Đối với Object-centric, việc tiến hóa diễn ra bằng việc tập trung vào Social Object hiện tại và bổ sung thêm “Động từ” cho nó, nhằm giúp đưa ra những chức năng thú vị và bổ ích hơn. Ngoài ra, từ Social Object, có thể phát sinh thêm các Social Object khác có quan hệ gần gũi. Việc thêm 1 Social Object khác vào 1 mạng xã hội hiện đã có 1 Social Object là 1 việc làm cần phải suy nghĩ cẩn thận vì có thể nó sẽ không mang lại lợi ích gì hoặc thậm chí làm ảnh hưởng xấu đến mạng xã hội của mình. Ví dụ như Flickr hiện đang thử nghiệm thêm Video làm 1 Social Object cho mình nhưng đã không hiệu quả và nó đã không phát huy được hiệu quả của nó. Một số ví dụ về việc phát sinh các Social Object tốt được coi là điển hình như là Last.fm phát sinh thêm Social object là Album, Youtube phát sinh thêm Social object là Channel…

Còn đối với mạng xã hội Ego-centric, sự tiến hóa của nó phải tính đến việc sinh ra các Social object để tạo mối quan hệ gắn kết các thành viên với nhau vì nếu chỉ có cái Tôi không thì chưa đủ. Ví dụ Facebook đưa ra Social object là Page, photo….LinkedIn đưa ra Social object là Job..

Ngoài ra, có thể phát triển mạng xã hội hơn nữa ở tầng thành viên. Không chỉ giới hạn chỉ có thành viên đăng ký mới có thể sử dụng được mà có thể sử dụng các cơ chế SSO(Single Sign On) hoặc cho phép dùng OpenID để đăng nhập để mở rộng quy mô và đối tượng phục vụ hơn của mạng xã hội. Ví dụ Flickr đã được Yahoo mua lại và hiện giờ tất cả User có tài khoản Yahoo đều có thể đăng nhập vào Flickr…

Sự tiến hóa của Mạng xã hội như thế nào thì sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển của bạn, vì mỗi sự cải tiến sẽ có cái tốt và cái chưa tốt, do đó nhận thức và kinh nghiệm sẽ rất cần thiết khi đưa ra các chiến lược tiến hóa cho mạng xã hội.

——————————————————————————————————
Vì bài viết chỉ giới thiệu tới các bạn 1 số kiến thức tổng quát về xây dựng Mạng xã hội nên không thể nào đi sâu vào chi tiết đến từng phần được. Nếu nói kỹ càng hơn chắc phải viết cuốn sách khoảng ngàn trang thì may ra ^^! Tuy nhiên, hy vọng trong thời gian tới mình sẽ đi chi tiết hơn đến từng nhân tố này bởi vì mỗi nhân tố riêng rẻ này đều có thể áp dụng trong công việc phát triển Web nói chung chứ không phải chỉ dành cho Mạng xã hội không.

Có một điều mà bạn cần ghi nhớ khi triển khai mạng xã hội: Không phải Copy ý tưởng của 1 mạng xã hội thành công thì bạn sẽ thành công. Vì cái ẩn sâu bên trong nó bạn không thể nào copy được như là các chiến lược, hỗ trợ, Collective Intelligence và kể cả chiến lược tiến hóa của nó. Good Luck!

_________________________________________________________________________
Nguồn: http://bloghoctap.com/web-design/7-nhan-to-thanh-cong-cot-loi-cho-mang-xa-hoi-phan-2.html

 
 

Blend màu rực rỡ ngập tràn sắc xuân

More articles by Nguyễn Trung Đức »

Written by: Nguyễn Trung Đức

Xin chào các bạn, mình là Nguyễn Trung Đức, cộng tác viên mới của web Việt Designer. Được sự tin tưởng của admin và lòng nhiệt huyết, mình đã được nhận công việc này. Mình rất vui và xin được chia sẻ một tutorial đầu tay cho mọi người xem như cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Qua fanpage I Love [Photoshop] mình đã học hỏi cũng như thực hành được khá nhiều, có rất nhiều stock đẹp và thú vị để chúng ta cùng phát huy tài năng. Thật sự thấy bắt mắt trước một stock đẹp được up lên page, mình liền lấy và design luôn pic này. Và đây là sản phẩm của mình, nó mang âm hưởng của mùa xuân với sức sống ngập tràn của cây cối.

Thực ra thì đã chuẩn bị kết thúc mùa xuân và chuyển sang mùa hè oi ả rồi, nhưng mình biết chắc rằng nhiều người quan niệm là mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, thế thì tại sao thỉnh thoảng ta không mang những bức ảnh của mình ra và thử blend một màu sắc thật tươi tắn xem nào, sẽ rất đẹp nếu như bạn có 1 bức ảnh (stock) có hoa lá, cảnh vật xung quanh đấy.

Đây là sản phẩm cuối cùng mình tạo ra qua bài tut này


Bước 1: mở stock lên này (bạn download Stock tại đây)


Bước 2: Làm xanh màu cỏ lên một chút bằng một lớp selective color

Đến bảng Layer, chọn Create new fill and adjustment layer → Selective color.

Trong bảng Selective color các bạn chọn phần Colors và thông số như trong hình



Ta sẽ được như sau:


Bước 2: Tạo một lớp Hue Saturation

Layer -> New adjustment layer -> Hue/saturation, chọn màu GREEN và điều chỉnh như sau:


Điều chỉnh xong sẽ được thế này:


Bước 3: Tạo một lớp curves bằng cách Layer -> New Adjustment Layer-> Curves

Điều chỉnh 2 lớp màu RED và GREEN như sau:

RED: output: 51, input: 86

GREEN: output: 76, input: 98


Và kết quả sau 3 bước:


Bước 4: Tạo một layer mới bằng cách: Layer -> New Layer

Chọn công cụ Gradient Tool trên tool box ( phím tắt G ). Chọn mã màu #d98634 để sử dụng.

Trên thanh tashbar lựa chọn kiểu gradient là radial ( tròn ) và kéo như sau:


Lựa chọn chế độ hòa trộn là Lighten:


Bước 5: Nhân đôi layer vừa kéo Gradient bằng phím tổ hợp phím Ctrl + J

Ở layer này chúng ta giảm giá trị opacity của nó xuống 53%

Bước 6: Tạo layer mới, cũng kéo gradient tương tự như ở bước 5 nhưng với mã màu là #fff95a và để chế độ hòa trộn là Soft Light

Opacity giảm xuống 59%


Bước 7: Đã xong phần màu mè, và cuối cùng chúng ta chỉ cần thêm text theo ý tưởng. Ở đây mình dùng 2 loại font là Scriptina và Jellyka. (Download 2 loại font này tại đây)

Chiêm ngưỡng lại tác phẩm nào


Cùng với stock này, cách đây mấy ngày đã có một cộng tác viên khác của Việt Designer đã chia sẻ một bài tut blend màu khác theo hơi hương Vintage đã được rất nhiều người ủng hộ:


Tác phẩm của bạn Shin blend màu Vintage tông màu vàng tím

Và các bạn có thể tham khảo thêm về cách blend màu như trên tại đây.

_______________________________
Nguồn: http://vietdesigner.net/2012/03/blend-mua-xuan-ruc-ro/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 17/05/2012 in Photoshop

 

Nhãn: , ,

SQLite với PDO và PHP

Tối nay nhân có chút thời gian vừa quay lại một vài dòng code xử lý trên database SQLite trên PHP bằng PDO nên tranh thủ viết vài dòng chia sẻ với các bạn một tí xíu kinh nghiệm làm việc với sqlite của mình.

Giới thiệu sơ cho những ai chưa biết SQLite là gì thì đó là 1 dạng cơ sở dữ liệu quan hệ (giống MSSQL, MySQL…), có cấu trúc table, cột, dòng, query để lấy thông tin như truy vấn SQL bình thường. Có một điểm khác biệt là SQLite chỉ nằm gọn trong 1 file duy nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm về SQLite tại http://www.sqlite.org.

Tôi và SQLite

Chính vì sự nhỏ gọn này mà nó được nhiều người sử dụng trong môi trường phát triển ứng dụng cho di động và muốn lưu trữ dữ liệu để truy vấn dạng SQL. Ngày nay, hầu hết các nền tảng lập trình đã hỗ trợ SQLite như Android, iOS…Tuy nhiên, chính sự nhỏ gọn trong 1 file .sqlite này cũng chính là giới hạn cho việc lưu trữ dữ liệu với sqlite.



Mình có kinh nghiệm làm việc với sqlite khi xây dựng các app Karaoke Vietnam và app Từ điển anh việt trên android, cả 2 app đều dùng sqlite để lưu trữ dữ liệu. Mặc dù vậy nhưng cách tiếp cận của 2 app khác nhau. Đối với app Karaoke Vietnam thì mình import file xml, rồi dùng chính cái app đọc file xml và import vào database sqlite của app trên máy, do đó, lần đầu tiên chạy sẽ bị chậm và chờ vì phải chờ INSERT dữ liệu.

Đối với app Từ điển anh việt thì mình tiếp cận khác, mình tạo file sqlite bên ngoài và import vào app luôn, do đó cảm giác lần đầu tiên chạy ứng dụng sẽ rất nhanh chỉ là thao tác cop file sqlite mà thôi. Còn nguyên nhân vì sao mình tiếp cận 2 hướng khác nhau cho 2 app thì nếu mọi người có dịp cafe chém gió sẽ chia sẻ.

SQLite và PDO/PHP

Mục đích của bài viết này nhằm chỉ cách mọi người tạo 1 file sqlite bằng PHP và sử dụng PDO để giúp việc tạo database sqlite nhanh chóng hơn.

PHP 5 đã hỗ trợ SQLite và PDO cũng vậy. Nếu bạn không chắc là PDO trong PHP của mình có hỗ trợ làm việc với SQLite hay không thì có thể dùng phpinfo() hoặc vào php.ini để kiểm tra phần xem có kích hoạt phần khai báo extension

extension=php_pdo_sqlite.dll


phpinfo() để check pdo sqlite

Thao tác với SQLite trên PDO rất đơn giản, cũng như các driver khác cho PDO, bạn khởi tạo và kết nối đến database cần làm việc mà thôi.

?Download download.txt

1

2

3

4

5

6

$sqliteFile
=
‘bloghoctap.android.tudienanhviet.sqlite’;

try {


$dblite
=
new PDO(‘sqlite:’
.
$sqliteFile);


} catch (Exception $e)
{


die($e);


}

Bạn cần chỉ định file sqlite sẽ tạo và chứa dữ liệu, sau đó sử dụng PDO với driver có cú pháp như trên để tạo sqlite. Nếu bạn muốn tạo table cho sqlite thì cứ soạn query tạo table rồi gọi phương thức exec() của object pdo để tạo.

?Download download.txt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

$query
=
‘CREATE TABLE bloghoctap_word

(_id integer primary key,

sword text not null,

sphonetic text not null,

smeanings text not null);’;


$dblite->exec($query);

Giả sử như bạn muốn tạo dữ liệu trong file sqlite là các từ có trong database MySQL của mình. Giống như trường hợp mình có danh sách từ trong database mysql trên localhost, muốn chuyển sang file sqlite để dùng cho mobile app thì mình cứ việc connect bình thường đến database mysql, select các dòng cần lấy, rồi viết thêm 1 query insert vào sqlite database.

?Download download.txt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

//start insert word data

    mysql_connect(‘localhost’, ‘root’, ‘123456’);

    mysql_select_db(‘bloghoctap_dictionary’);

    mysql_query(‘SET NAMES utf8’);

    $sql
=
‘SELECT * FROM bloghoctap_tudienanhviet ORDER BY id’;

    $result
=
mysql_query($sql);

    $dblite->beginTransaction();

    while($row
=
mysql_fetch_assoc($result))

    {

        //insert to sqlite

        $sql
=
‘INSERT INTO bloghoctap_word(_id, sword, sphonetic, smeanings)

                VALUES(‘.$row[‘id’].‘,

                    “‘.htmlspecialchars($row[‘word’]).‘”,

                    “‘.htmlspecialchars($row[‘phonetic’]).‘”,

                    “‘.htmlspecialchars($row[‘meanings’]).‘”

                    )’;

        if(!$dblite->exec($sql))

        {

             die($error);

        }

        else

        {

            $insert++;

        }

    }

    $dblite->commit();

Lưu ý, thao tác ghi lên sqlite rất chậm, do đó, dùng kỹ thuật transaction trong sqlite để tăng tốc việc ghi dữ liệu lên file sqlite rất nhiều lần. Bạn có thể xóa phần transaction cho sqlite để kiểm chứng tốc độ.

Transaction của sqlite thể hiện ở 2 dòng là

$dblite->beginTransaction();


$dblite->commit();

Mở file SQLite

Sqlite file là một file mã hóa nên bạn không thể coi bằng text editor bình thường. Bạn có thể sử dụng phần mềm sqlitebrowser để mở file .sqlite và xem schema và data trong các table.


——-

Đôi dòng chia sẻ với các bạn nào muốn lấy dữ liệu sang sqlite để làm việc trên mobile app. Chúc các bạn có được nhiều app mobile thú vị và có nhiều trải nghiệm hơn với sqlite

Nguồn: http://bloghoctap.com/web-programming/sqlite-voi-pdo-va-php.html#more-2509

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 25/04/2012 in PHP

 

OpsMgr 2007 Base Concepts and Helpful Links

« Monitoring ESXi Syslogs with OpsMgr 2007 R2 (Part 1)

Monitoring ESXi Syslogs with OpsMgr 2007 R2 (Part 2) – Basic Reports »

(Các khái niệm cơ bản của SCOM 2007 và một số link tham khảo)

OpsMgr 2007 Base Concepts and Helpful Links

February 9, 2011 by windowsmasher

OpsMgr is a beast, here are some tips for understanding what it is and does. I’ve included a few links to great resources as well.

General Info

As said in the blog post below, the workflow engine is the heart of Operations Manager. It has 4 basic parts or modules, think of them like OpsMgr Lego’s.

  1. Data Source – this is anything that provides data. There are a bunch of them built-in, like Syslog, Events, Performance, etc.
  2. Probe Action – this is a way to create data by checking on something, running a script, etc.
  3. Condition Detection – this can be used to map between data types, or decide whether or not to keep working on something.
  4. Write Action – this takes data and does something — changes a health state, writes an event or alert, etc.

These modules are used to build -rules-. Rules are essentially scripts that do things.

Some other concepts:

  • Classes – a class is a template for an object. For example, in my previous post about monitoring Syslogs we create a class called “Syslog Receiver”, with a few properties.
  • Discovery Rule – a special rule that ‘discovers’ objects. It can create an instance of a class and populate it’s properties.
  • Monitor – a special rule that watches something for problems.
  • Views – a way to look at OpsMgr data like Events, Health States, Performance Graphs, etc.
  • Reports – when a view isn’t good enough, you can generate Reports. Reports offer a lot more flexibility (and complexity) than views, and can be saved\exported\scheduled.

All of these elements are bundled up into a file called a Management Pack (MP).

For a working example, check out my previous post “Monitoring ESXi Syslogs with OpsMgr 2007 R2“.Working through the post to create a management pack is a great way to learn this stuff.

Links!

SNMP

Syslog

Scripting

Views

Discovery

Working with MP’s

Reports and SQL

There are a few more links on my Chemistry Wiki page, but they’ll be fairly unorganized.

If you see something out of place, please leave a comment!

Nguồn: http://windowsmasher.wordpress.com/2011/02/09/opsmgr-2007-base-concepts-and-helpful-links/


 

 

Monitoring ESXi Syslogs with OpsMgr 2007 R2 (Part 1)

Monitoring ESXi Syslogs with OpsMgr 2007 R2 (Part 1)

February 7, 2011 by windowsmasher

NOTE: Part 2 – Basic Reports was just published.

NOTE: This is a BETA POST! This post will be updated throughout the next few days to correct spelling mistakes and provide a lot more information about what’s going on in a learn-by-example sort of way. However, I can’t seem to resist the urge of publishing what I already have. Please let me know if you have any problems, and I’ll address them right away! This stuff is _hard_ at first!

There’s a few posts around the net on Syslog monitoring in Operations Manager 2007 ( SCOM ). These posts helped me understand the process (and OpsMgr) a lot better, but didn’t really go as far as I’d like. I needed to capture, process, and export syslog data from my ESXi hosts. Turns out this is extremely difficult to poke around and figure out, but easy to set up if you have a guide.

Some people are okay with the built-in syslog event collectors in OpsMgr, but they give you output like this. Notice how the OpsMgr’s event properties don’t really give you anything useful (Level: Success, Name: Win-Syslog, etc.)


I wanted more, and figured out how to make my events look like this:


Short-cut!

Getting this to work is a long process. If you want results without the learning curve, follow these steps. Otherwise, enter at your own risk!

  1. Complete steps 1-4 under “Preparation” below.
  2. Download and import my custom management pack (right-click, save-as): JPPacks.MonitoringSyslogs 1.0.0.9.
  3. Run these two PowerShell commands on the new VM that will be collecting syslogs:
    New-Item -Path HKLM:\SOFTWARE\JPPacks
    New-ItemProperty -Path HKLM:\SOFTWARE\JPPacks -Name SyslogEnabled -PropertyType DWord -Value 1

  4. “Configure ESXi” according to the screenshots below.
  5. Create an override for the new discovery “JPPacks – Discover Syslog Receivers” changing ‘frequency’ to “20″ (seconds).
  6. You should see your VM show up under “Syslog Receiver States” within a minute or so.
  7. Delete that frequency override you made in step 5, or you’ll load down your OpsMgr server.
  8. Send a few test events from Kiwi Syslog Generator. By default only events severity 4 and under (Warning, Error, and Emergency) are logged, this can be changed in the collection rule (see below).

The rest of this post outlines how to create the custom management pack which allows you to parse the raw syslog data into nice, informative events. This includes DNS lookups and mapping <Severity> to <EventLevel> for the pretty Success\Warning\Error icons. Once you have the raw event data in PowerShell and all the modules working together, you can really do anything you want–create new properties, process syslogs differently depending on the source host\IP, etc.

Table of Contents

Preparation

First, prepare your environment:

  1. Deploy a new VM called Win-Syslogs. This system will receive the ESXi syslogs to take the load off of your OpsMgr RMS server.
  2. Install the OpsMgr agent on Win-Syslogs.
  3. Open port 514 in the firewall on Win-Syslogs to your ESXi hosts and your local workstation (for testing).
  4. Download and install Kiwi Syslog Generator on your local workstation (for testing).
  5. Download and install System Center Operations Manager 2007 R2 Authoring Resource Kit on your local workstation.
  6. Download and install XML Notepad 2007 on your local workstation.
  7. Download my Powershell event parsing script from my Chemistry website, and save it as Process-Syslogs-Rev1.ps1.

Configure ESXi

The next step is enabling ESXi Syslogging.

  1. Open your Hosts and Clusters view in vCenter (if you have it).

  2. Select the first host you want to collect from, then click the ‘Configuration’ tab, then ‘Advanced Settings’.

  3. Click ‘Syslog’ on the left pane, then enter the dns name or IP address of Win-Syslogs in the top box. Make sure you’re using Port 514, because OpsMgr will only listen on this port, then click OK.

Creating the Custom Management Pack

Getting Started

  1. First, open System Center Authoring Console and click the ‘New Management Pack’ button.

  2. Then, give your management pack a name.
  3. Next, enter a display name and description, then click Create. The display name will show when looking at the list of management packs in the OpsMgr Console’s Administration view.. The description text is as follows: This management pack contains a custom datasource which processes Syslog events with a PowerShell script, and maps parsed properties to generic OpsMgr events. It also contains a custom rule to collect and publish these events, and a view to look at them.

Creating the Data Source

  1. Next, click the “Type Library” view, then select ‘Module Types’ -> ‘Data Sources’. Right-click and choose “New” -> “Composite Data Source”.

  2. Name your new Data Source, then click “OK”.

  3. Enter a name for your composite data source, then a description. When finished, click the “Member Modules” tab. The name will show up when creating a custom view. The description text here is as follows: This data source recieves a DataItem from the built-in Syslog data source module, processes it with a powershell script using a probe action module, then maps custom parameters from a PowerShell Property Bag to a new Event’s EventData using the Generic Event Mapper condition detection module.

  4. Click “Add.”

  5. Un-Check “Condition Detection” and “Probe Action”, then enter “Syslog” in the “Look for:” text box. Select “System.ApplicationLog.Syslog.FilteredEventProvider”, then enter “SyslogDS” as the Module ID, then click OK.

  6. Click “Configure”.

  7. For Parameter name enter “Severity”, for Operator choose  “Less than or Equal To”, for Value enter “$Config/MinSeverity$”.

  8. The configuration should now say “Port 514″, and have the information filled in that you just entered. If so, click “OK”.

  9. Click ‘Add’ again.

  10. Un-Check “Condition Detection” and “Data Source”, then enter “Powershell” in the “Look for:” text box. Select “Microsoft.Windows.PowerShellPropertyBagProbe”, then enter “ParseScript” as the Module ID, then click OK.

  11. On the ParseScript configuration window, enter “Parse-SyslogEvents.ps1″ as the script name, and “30″ as the TimeoutSeconds value. Then, click “Edit”.

  12. Familiarize yourself with the default XML structure. You will be adding the script text between <ScriptBody> and </ScriptBody>. You will also be inserting <parameters> tags after </ScriptBody>.

  13. First, insert the Parameters tags as follows:
    <Parameters>
    <Parameter>
    <Name>xmlText</Name>
    <Value>$Data$</Value>
    </Parameter>
    </Parameters>

  14. Next, insert the PowerShell parsing script between the ScriptBody tags as follows:

  15. Save and close the XML file.

  16. Verify that the settings look correct, then click OK.

  17. Click, ‘Add’ again.

  18. Un-Check “Data Source” and “Probe Action”, then enter “Event” in the “Look for:” text box. Select “System.Event.GenericDataMapper”, then enter “Mapper” as the Module ID, then click OK.

  19. On the “Mapper” configuration page, click “Edit”.

  20. Familiarize yourself with the XML structure of the Mapper.

  21. Replace <EventOriginId> through <Params> with the following code:
    <EventOriginId>$Target/Id$</EventOriginId>
    <PublisherId>$MPElement$</PublisherId>
    <PublisherName>$MPElement$</PublisherName>
    <Channel>$Data/Property[@Name=”opsmgr_Channel”]$</Channel>
    <LoggingComputer>$Data/Property[@Name=”opsmgr_LoggingComputer”]$</LoggingComputer>
    <EventNumber>$Data/Property[@Name=”opsmgr_EventNumber”]$</EventNumber>
    <EventCategory>0</EventCategory>
    <EventLevel>$Data/Property[@Name=”opsmgr_EventLevel”]$</EventLevel>
    <UserName></UserName>
    <Description>$Data/Property[@Name=”Message”]$</Description>
    <Params></Params>

  22. Close the XML file and click “Save”.
  23. Verify that the settings look correct, then click “OK”.

  24. Configure the “NextModule” fields so that SyslogDS leads to ParseScript leads to Mapper leads to Module Output.

  25. Click the “Configuration Schema” tab, then in the bottom frame click “Add”.

  26. Enter “MinSeverity” as the value, then click “OK”.

  27. Change “Type” to “Integer”, then click “Data Types”.

  28. Under the drop-down box, choose “System.Event.Data”, then click “OK”

Creating the Syslog Receiver Class

  1. Click “Service Model” to change views.

  2. Choose “Classes” from the left pane, then Right-Click the right pane and choose “New” -> “Custom Class”.

  3. Enter an ID for your custom class.
    ID: JPPacks.MonitorSyslogs.SyslogReceiver

  4. Enter a name and description for the custom class, then check the “Hosted” box, then Browse for a base class.
    Name: Syslog Receiver
    Description: Computer that receives syslog data.

  5. Click the “List” radio button, then choose “Microsoft.Windows.ComputerRole”, and click “OK”.

  6. Verify that your settings look correct, and click “OK”.

Creating a Discovery for your Class

  1. Click “Health Model” to change views.

  2. Click “Discoveries” in the left pane, then right-click the right pane and choose “New” -> “Registry (Filtered)”.

  3. Enter an ID, Name, and Description for your Discovery. Then, click “…” to browse for a target.
    ID: JPPacks.MonitorSyslogs.DiscoverSyslogReceivers
    Name: JPPacks – Discover Syslog Receivers
    Descriptoion: This discovery looks for the following registry DWORD value: “HKLM\SOFTWARE\JPPacks\SyslogEnabled”. If the value is present and equal to “1″, this discovery rule creates an instance of the ‘Syslog Receiver’ class referencing the discovered computer.

  4. Click the “list” radio button, then in the “Look for” text box enter “windows.o”. Click to choose “Microsoft.Windows.OperatingSystem”, and click “OK”.

  5. Verify that your settings look correct, and click “Next”.

  6. Change the schedule to run once per day. To get things started faster we can create an override inside OpsMgr console once the management pack is imported.

  7. On the “Computer” screen, keep the defaults and click “OK”.

  8. On the registry Probe Configuration page, click “Add”, then “Value”, then enter:
    Name: “SyslogEnabled”
    Path: SOFTWARE\JPPacks\SyslogEnabled
    Attribute Type: Int

  9. Confirm that the settings look correct and click “Next”.

  10. On the “Build Event Expression” page, click “Insert” then choose:
    Parameter Name: “Values/Syslog Enabled”
    Operator: “Equals”
    Value: 1

  11. On the “Discovery Mapper” page, under “Key Properties (Required)”, browse for a property then choose “(Host=Windows Computer)” -> “Principal Name”.

  12. Browse to the same property under “Non Key Properties (Optional)”, then click “Finish”.

  13. Verify that your settings look correct, than click “OK”.

  14. Right-Click your new discovery, and choose “Properties”.

  15. Click the “Configuration” tab, then scroll down to the bottom of the window. Make sure that the last 2 @Type names are set to value “Integer”, than click “OK”.

Reference the Data Warehouse Module

  1. Click “Health Model” to change views.

  2. Click “File” -> “Management Pack Properties”.

  3. Click the “References” tab, then click “Add Reference”.

  4. Browse to the Operations Manager 2007 server directory, and choose “Microsoft.SystemCenter.DataWarehouse.Library.mp”, then click “Open”.

  5. When asked to add the path to your reference paths, click “No”.

  6. Confirm that your settings look OK, then click “Close”.

Creating the Event Collection Rule

  1. First, select “Rules” on the left pane, then right-click the right pane and choose “New” -> “Custom Rule”.

  2. Give your rule an ID, then click OK. I chose “JPPacks.MonitorSyslogs.CollectSyslogs”.

  3. Enter a display name and description for your rule, then change the target to the custom class you created in previous steps. When finished click the “Modules” tab. I chose for following values:
    Name: “JPPacks – Collect Syslogs”
    Description: “This rule collects processed syslog events from the JPPacks custom datasource and publishes them.”

  4. On the “Modules” tab, under “Data Sources”, click “Create”.

  5. Choose the Custom Data Source created in previous steps, then name the Module ID “CustomSyslogDS”, then click “OK”. My Data Source has the ID “JPPacks.MonitorSyslogs.CustomSyslogDS”.

  6. Click “Edit” to configure the CystomSyslogDS module.

  7. Under “MinSeverity”, enter the minimum severity of the Syslog that you want to collect then click, “OK”. A value of “4″ will collect all warnings and above (Warnings, Errors, Emergencies, etc.).

  8. On the “Modules” tab, under “Actions”, click “Create”.

  9. In the “Look for:” box, enter “event”, then choose “Microsoft.SystemCenter.CollectEvent”. Then, in the “Module ID” box enter “Collect”, then click “OK”.

  10. On the “Modules” tab, under “Actions”, click “Create” again.

  11. In the “Look for:” box, enter “event”, then choose “Microsoft.SystemCenter.DataWarehouse.PublishEventData”. Then, in the “Module ID” box enter “Publish”, then click “OK”.

  12. Confirm that your settings look correct, then click the “Options” tab.

  13. Uncheck “Confirm Delivery”, and change “Category” to “Event Collection”, then click “OK”.

Creating Views to See Events

  1. Click “Presentation” to switch views.

  2. Click “Views” on the left pane, then right-click the right pane and choose “New” -> “Folder”.

  3. Enter an ID for the view and click “Next”.
    ID: JPPacks.MonitorSyslogs.Views.JPPacksViews

  4. Right-click the right pane again, and choose “New” -> “State View”.

  5. Enter the following information:
    ID: JPPacks.MonitorSyslogs.Views.SyslogReceiversState
    Display Name: JPPacks – Syslog Receivers State
    Description: This view shows the names and states of all discovered Syslog Receivers.
    Target: choose ‘JPPacks.MonitorSyslogs.SyslogReceiver’
    Category: Choose ‘AvailabilityHealth’

  6. Right-click the right pane again, and choose “New” -> “Event View”.

  7. Enter the following information, then click “Finish”.
    ID: JPPacks.MonitorSyslogs.Views.SyslogEvents
    Display Name: JPPacks – Syslog Events
    Description:  This view shows all syslog events received by instances of the ‘Syslog Reveiver’ class.
    Target: choose ‘JPPacks.MonitorSyslogs.SyslogReceiver

  8. Right-click the Event View you created, then choose “Properties”.

  9. Click the “Configuration” tab, then click “Edit”.

  10. Familiarize yourself with the XML layout. We will be replacing the criteria tags.

  11. Replace the <Criteria> tags with the text provided by the file named “JPPacks.MonitorSyslogs.Views.SyslogEvents.txt”. If you followed the Preparation heading,  you already have this. Otherwise, download it here: JPPacks.MonitorSyslogs.Views.SyslogEvents.txt.

  12. Verify that your settings look correct, then click the “Folder” tab.

  13. Ensure that the only box checked is the folder you want this view to reside in. For me, that’s “JPPacks.MonitorySyslogs.Views.JPPacksViews”, then click “OK”.

  14. Right-click the State View created in step 4, and choose “Properties”.

  15. Click the “folder” tab, and ensure that the only box checked is the folder you want this view to reside in. For me, that’s “JPPacks.MonitorySyslogs.Views.JPPacksViews”, then click “OK”.

  16. Right-click the folder you created in step 2 and choose “Properties”.

  17. Enter the following information:
    Name: JPPacks Views
    Description: This folder contains all views related to the JPPacks Management Pack.

Creating a Health Monitor

  1. Click “Monitors” from the left pane, then expand “System.Health.EntityState”. Right-click “System.Health.AvailabilityState” and click “New” -> “Windows Services” -> “Basic Service Monitor”.

  2. Enter the following information then click “Next”.
    Element ID: JPPacks.MonitorSyslogs.Monitors.AvailabilityState.HealthService
    Display Name: JPPacks Monitors – Health Service
    Description: This monitor watches the health service on Syslog Receivers and reports its status.
    Target: choose JPPacks.MonitorSyslogs.SyslogReceiver
    Parent Monitor: choose System.HealthAvailabilityState
    Category: AvailabilityHealth

  3. For “Service Name” enter “HealthService”, then click “Finish”.

  4. Confirm that your settings look correct.

Congrats! Your management pack is complete! Now, follow the steps under “Short-Cut!” to get it working (except step 2 of course).

As always, check my Chemistry Wiki for semi-organized info on Operations Manager as I continue to learn it.

See Part 2 – Basic Reports to get this data exported.

References:

Nguồn: http://windowsmasher.wordpress.com/2011/02/07/monitoring-esxi-syslogs-with-opsmgr-2007-r2/#CreatingADiscoveryForYourClass

 

Cách tạo collection cho Kindle touch (KT):


 

Cách tạo collection cho Kindle touch (KT):
– Bước 1: jailbreak bằng file mp3 của Yifan Lu
– Bước 2: Cài thêm Gui menu launcher cũng của Yifan Lu
2 bước trên các bạn có thể vào trang sau đề down cả file mp3 cũng như Gui menu launcher (dùng xoay màn hình khi đọc pdf). Mình ko hướng dẫn cụ thể vì việc đó cũng ko khó khăn lắm. http://yifan.lu/2011/12/10/kindle-touch-5-0-jailbreakroot-and-ssh/
Trong tinhte có người đã hướng dẫn: http://www.tinhte.vn/f426/them-menu-xoay-man-hinh-kindle-touch-1044288/
– Bước 3: copy file dưới đây, giải nén nó ra, sau đó copy folder CollectionSync được giải nén vào thư mục extensions của kindle (folder này chỉ có sau khi bạn đã cài Gui menu launcher). Sau đó bạn phải reject KT của bạn khỏi máy tính, khởi động lại KT. Bây giờ trong Menu của launcher sẽ hiện lên: generate collections.

File collectionsync
http://www.mediafire.com/?h7ho31q9t7zaq6f

Bạn chỉ cần copy các folder chứa sách của các bạn muốn vào documents trong kindle. Sau đó trong KT chỉ việc ấn generate collections trong launcher, khi đó trong KT của bạn sẽ có đúng các collections như bạn đã tạo.
Chú ý:
– Chỉ dùng cho firmware 5.0.0
– Chương trình sẽ xóa hết collection cũ (không xóa các file sách), tạo ra collection mới theo tên folder copy từ máy tính.
– Tên folder bạn tạo từ máy tính phải viết liền,
không dùng dấu cách, ví dụ: mystudy. Nếu bạn viết là “my study” thì chương trình ko tạo collection được. Bạn có thể đặt tên bằng dấu gạch chân dưới my_study cũng được.
Sau khi chạy generate collections, máy sẽ tự động chạy xong và tắt màn hình. Nếu bạn ấn generate collections lần đầu mà vẫn chưa tạo được đầy đủ, bạn chỉ việc bật lại màn hình, chạy lại generate collections lần nữa là ok. Tên collection có thể viết bằng tiếng Việt có dấu.
Chúc các bạn thành công!
_____________________________________________________________________________________

ventomarme said:

UPDATE: Tác giả đã update bản mới, giờ đã có thể để nguyên dấu cách (space) và gạch ngang (-) trong tên thư mục rồi các bạn nhé. Dưới đây là link file nén thư mục CollectionSync đã sửa lỗi (cách thực hiện các bạn làm theo hướng dẫn của bạn Xaongoc ở post đầu tiên).
Link: http://db.tt/Pyo8dTyw

Mình đã test thành công trên 2 Kindle Touch (số lượng ebook là hơn 1.300). Tác giả foxsen (TQ) cũng lưu ý tiến trình như sau để mọi người có thể theo dõi: Sau khi chọn Menu > Launcher > Generate Collections, máy sẽ chuyển sang màn hình chờ, sau vài giây, máy lại quay về màn hình chính (Home); sau khoảng 1 phút, máy sẽ một lần nữa chuyển sang màn hình chờ -> dấu hiệu báo đã chạy xong.

Trong quá trình trên, các bạn đừng sốt ruột động chạm vào màn hình nhé. Khi kiểm tra lại, nếu thấy máy vẫn chưa tạo collection đầy đủ (mình cũng bị một hai lần rồi) thì chỉ đơn giản lặp lại thao tác chọn Menu > Launcher > Generate Collections (hoặc thậm chí Restart máy rồi chọn Menu > Launcher > Generate Collections nếu cần). Kiểu gì thì sau một (hoặc vài) lần, máy cũng tạo collection thành công. Lưu ý: trước khi chạy generate collections nên để máy ở chế độ ‘Sort by Collections’ để dễ dàng biết được máy có tạo collection thành công không (không còn ebook nào ở ngoài các collections).

Cuối cùng là cảm ơn cộng đồng Kindle đã nỗ lực để việc trải nghiệm Kindle Touch trở nên dễ dàng hơn. Thật là xấu hổ cho Amazon khi không chịu cung cấp cho người dùng những tính năng rất cần thiết (xoay màn hình, tạo collection theo thư mục)!

Nguồn: http://www.tinhte.vn/threads/1045744/

 
 

So sánh cấu hình Nook Color – Nook Tablet – Kindle Fire

So sánh cấu hình Nook Color – Nook Tablet – Kindle Fire

Nook Color

Nook Tablet

Kindle Fire

Màn hình VividView (IPS), có lớp lamina chống chói

Màn hình VividView (IPS), có lớp lamina chống chói

Màn hình công nghệ IPS

800MHz single-core

1GHz dual-core

1GHz dual-core

512 MB RAM

1 GB RAM

512 MB RAM

8GB

16GB (người dùng dc 1GB)

8GB

microSD (tối đa 32GB)

microSD (tối đa 32GB)

Không có

205mm x 128mm x 12.2mm

205mm x 128mm x 12.2mm

190.5mm x 119.38mm x 11.43mm

449g

400g

413g

PIN 8 tiếng đọc sách liên tục

PIN 11.5 tiếng đọc sách liên tục

PIN 8 tiếng đọc sách liên tục

Wifi 802.11 b/g/n

Wifi 802.11 b/g/n

Wifi 802.11 b/g/n

Không có micro

Có micro

Không có micro

 


Nook Tablet và Kindle Fire đều là những chiếc máy tính bảng Android tốt, nó ngon hơn phần lớn những chiếc máy tính bảng 7-inch cùng mức giá, xét về phương diện nào đó thì nó còn ngon hơn cả Galaxy tab 7 plus. Bài này chỉ so sánh 2 máy với nhau, vì thế nếu nói màn hình Kindle Fire tệ hơn Nook Tablet thì cũng ko có nghĩa là màn hình Kindle Fire rất tệ, mà nên hiểu rằng một thằng 10 điểm và 1 thằng 8 điểm. Các bạn chú ý điểm này giùm mình nhé Bắt đầu đánh giá thôi:

Thiết kế và chất lượng sản phẩm

Nếu nói về thiết kế thì Kindle Fire đẹp và gọn hơn Nook Tablet. Fire nặng hơn nhưng nhờ kích thước nhỏ hơn nên bạn vẫn có thể cầm máy một cách thoải mái. Viền màn hình của Fire nhỏ nhưng cũng đủ để bạn thao tác, với người có ngón tay cái to như mình thì cầm vào viền cạnh máy chỉ cầm dc khoảng 1/2 bề rộng ngón tay, như vậy là đủ để cầm chắc máy. Thiết kế của Fire cũng hợp lý hơn khi loa ở trên đỉnh còn cổng kết nối ở cạnh dưới. Phần khó chịu chính là giắc tai nghe, cổng kết nối và nút power để khá gần nhau, đẹp thì đẹp nhưng ko tiện. Mình thường xuyên nhấn nhầm vào nút power khi rút cable usb ra.

Việc thiếu các phím bấm khác như Home, tăng giảm âm lượng thực ra cũng không quan trọng lắm. Chỉ khó chịu một chỗ là với Nook Tablet mình sẽ biết bấm tổ hợp phím nào để recovery máy mỗi khi bị lỗi trong quá trình vọc, còn với Kindle Fire thì bó tay.

Nói về Nook Tablet, vẫn kiểu thiết kế cũ của Nook Color, chỉ nhẹ hơn 1 chút. Kiểu thiết kế này làm cho máy có kích thước khá lớn, rất may là vẫn có thể cầm tốt bằng 1 tay. Mình thích khung viền bao quanh máy vì nó làm cho có cảm giác rất chắc chắn. Góc chéo ở dưới là nơi nhét thẻ nhớ và cũng là một điểm nhấn khá hay.

Cả hai đều được làm rất chắc chắn, hoàn thiện tốt, không hề có chút cảm giác rẻ tiền khi cầm trên tay.



So sánh màn hình

Cùng sử dụng công nghệ IPS, Nook Tablet và Kindle Fire là một trong những chiếc máy tính bảng có màn hình đẹp nhất hiện nay. Nếu bạn chưa nhìn Nook Tablet mà mới cầm Kindle Fire thì sẽ thấy màn hình chú này rất đẹp. Nhưng nếu để hai con cạnh nhau thì Nook còn đẹp hơn.

Màn hình của Fire khá giống với PlayBook, không chống chói tốt giống như Nook. Nook được phủ thêm một lớp chống chói riêng nên rất tốt. Khi bạn dùng cả hai ở ngoài trời sáng hoặc trong phòng nhưng có nhiều đèn thì sẽ thấy sự bất cập này, Kindle Fire bị in bóng nhiều hơn Nook. Ngoài ra nếu soi mói kỹ hơn thì thấy rằng màu sắc trên Fire cũng không được đẹp như trên Nook. Mình đã thử coi cùng 1 bộ film HD trên cả hai con thì thấy màu của Nook nhỉnh hơn, đậm hơn 1 chút và tất nhiên là cũng đẹp hơn 1 chút.

Có thế chính lớp kính phủ toàn mặt trước cuả Kindle làm ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của máy và nó cũng làm cho màn hình bóng hơn. Amazon chưa có kinh nghiệm làm tablet, chắc phiên bản Kindle Fire 2 sẽ tốt hơn.

Cảm giác chạm tay, kéo thả trên màn hình của Nook cũng tốt hơn của Kindle, trên Nook bạn sẽ thấy kéo thả mượt hơn, (Nook nhanh hơn Fire) vì thế bạn sẽ thấy thao tác trên Nook nhẹ nhành hơn.



Hệ điều hành (OS) – root – rom cook

Cả hai đều hành Android 2.3 và mặc định thì giới hạn nhiều tính năng, quan trọng nhất là không có market. Tuy nhiên thật tuyệt là cả hai đều có thể root một cách dễ dàng. Bây giờ người ta đã phát triển tools để root Nook Tablet và Kindle Fire, vì thế bạn không cần phải làm nhiều thao tác cho công việc này nữa. Nook và Fire root dễ như nhau, sau khi root thì cũng giống như những máy tính bảng Android khác, đầy đủ tính năng. Bạn có Market để cài app, đây là phần quan trọng nhất của root.

Với rom gốc và đã root thì Fire thiệt thòi hơn Nook ở chỗ Amazon cài khá nhiều app của mình phát triển và lẽ tất nhiên là những app này luôn chạy nền. Cùng với bộ nhớ ram không nhiều khiến cho Fire chạy không mượt bằng Nook.

Rom Cook lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, root được không có nghĩa là cài rom cook được. Hiện tại Fire đang ngon hơn Nook ở khoản rom cook. Nó đã có khá nhiều rom cook được phát triển từ CM7 cho đến Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Việc cài rom cook cho Fire cũng không quá khó khăn (với điều kiện bạn đủ thông minh để hiểu hướng dẫn). Còn với Nook Tablet thì hiện tại vẫn chưa có rom cook nào cả, tương lai thì còn bỏ ngỏ. Nguyên nhân đến từ việc Nook Tablet đang bị khoá bootloader (B&N cần làm vậy để đảm bảo cho nguồn sống của họ, một kinh nghiệm được rút ra từ Nook Color), người ta vẫn chưa tìm ra cách để mở khoá cái bootloader này. Bootloader là gì thì bạn tự tìm hiểu nhé, trong khuôn khổ này mình ko nhắc đến để tránh lạc đề.

Để thống nhất thì mình chỉ root hai chiếc máy này và cài các phần mềm giống nhau trên cả hai. Hình chụp màn hình dưới đây bạn sẽ thấy sự khác nhau căn bản giữa Nook Tablet và Kindle fire.


Cài đặt phần mềm – vấn đề với bộ nhớ

Kindle Fire không hỗ trợ thẻ nhớ và dành cho người dùng 1.17GB để cài phần mềm (khi cài phần mềm nó sẽ nhảy vào đây) – 5.37GB để chứa data của Games và app, các thứ linh tinh khác của bạn. Khi bạn cắm Kindle Fire vào máy tính thì cái phần 5.37GB sẽ hiện ra, nó được hiểu như thẻ nhớ của máy.

Nook Tablet hỗ trợ thẻ nhớ ngoài và bộ nhớ trong 16GB. Bộ nhớ trong dc chia là 2 phần 15GB và 1GB. Phần 15GB sẽ được dùng để cài phần mềm (tức là khi bạn cài phần mềm vào thì nó nhảy vào đây), 1GB cho bạn chứa dữ liệu hay làm gì thì tuỳ. Thẻ nhớ dùng để lưu data của game và app. Tốt nhất bạn hãy mua một cái thẻ 8GB. Xem hình vẽ dưới đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về những bộ nhớ này.

Đầu tiên mình chép file cài đặt và data của phần mềm (tổng dung lượng khoảng 1GB) và 1 bộ film mHD (2.2GB) vào thẻ nhớ của Nook và bộ nhớ 5.37GB của Fire. Sau đó tiến hành cài đặt và kiểm tra mức độ thay đổi bộ nhớ từng máy.


Bộ nhớ trong 15GB đã bị chiếm 350MB – thẻ nhớ là 330MB (data games)

Bộ nhớ để cài app là 1.17GB đã bị chiếm 160MB – bộ nhớ 5.37 đã bị chiếm 540MB (data game)

Như vậy nếu Nook Tablet được trang bị một thẻ nhớ 8GB thì tốt hơn. Và dù có bị ngăn bộ nhớ 15GB người dùng không được can thiệp thì nó vẫn tốt hơn Kindle Fire ở khoản này. Có một điều khá đặc biệt là khi tải cùng 1 file trên market để cài đặt thì Kindle Fire tải nhanh hơn Nook Tablet khoảng vài giây. Mình mới chỉ thử với các app nhỏ hơn 5MB, chưa có điều kiện để thử các app dung lượng lớn hơn.

Nếu bạn copy file setup của app vào máy và tiến hành cài thì Nook làm nhanh hơn Fire khá nhiều, thời gian chênh lệch khi cài game samurai II – nặng: 41MB là khoảng 10s.

So sánh ram của hai máy

Ram của Fire là 512MB và của Nook là 1GB, chênh lệch đã quá rõ ràng. Nhiều người nói Kindle Fire dùng vẫn rất mượt mà, điều này đúng nếu để nó một mình. Còn nếu so Nook và Fire thì có thể thấy Nook nhỉnh hơn hẳn. Bạn sẽ cảm thấy Fire chậm chạp thấy rõ nếu so với tốc độ của Nook. Phần trước mình có thử cài rất nhiều app vào máy, suốt quá trình dùng không giải phóng ram. Được một thời gian thì Fire có vẻ giật, báo hiệu ram đã cạn, còn Nook thì vẫn bình thường.

Dưới đây là mức độ free ram của từng máy. Cả hai đều chạy Mxplayer, Market, Screenshit It, còn lại là các app tự chạy. Số lượng app tự chạy của Fire là khá nhiều và đều liên quan đến Amazon.


Thử coi film HD 720p

Với những chiếc máy di động thì thực tế là mình không coi film HD 720p mà chỉ chọn mHD 720p, chất lượng khá tương đương nhau, nhưng HD khoảng 4GB thì mHD chỉ khoảng 2GB đổ lại. Bộ film được dùng thử trong trường hợp này là How To Train Your Dragon 2010 [mHD 720p Bluray][x264][AC3][TRiM™] – dung lượng 2.2GB. Phần mềm được sử dụng là Mx player (miễn phí trên Market)

Cấu hình đóng vai trò khá quan trọng, trong khi Fire có vẻ như hơi chậm một chút, có giật (mức độ rất rất nhẹ khó mà nhận ra khi không so với Nook, nhưng vẫn có) thì Nook hoàn toàn mượt mà. Một điều cần nhắc đến là nhiệt độ của máy khi coi film. Nook chỉ hơi ấm ấm thì Fire khá nóng.

Thời gian sử dụng pin

Để kiểm tra thời gian sử dụng pin thì mình chỉnh màn hình cả hai ở mức độ sáng nhất, kết nối wifi, không chỉnh chế độ tự thay đổi độ sáng, tắt chế độ tự tắt màn hình. Thực tế nếu bạn dùng bình thường thì không cần phải chỉnh thế này và thời gian dùng sẽ lâu hơn.

Ở thao tác thứ nhất là cài một đống phần mềm ở trên vào máy, vừa cài vừa mò mất hơn 1 tiếng đồng hồ (chính xác là 75p sử dụng liên tục): Nook còn 78% pin – Fire còn 74% pin (khởi đầu đều là 100%). Vậy Nook mất 22% và Fire mất 26% pin.

Sau đó là bắt đầu coi film HD bằng MxPlayer, film dài 1h30p. Tình trạng pin sau khi coi xong là Nook 39% – Fire 32%. Vậy Nook mất 39% và Fire mất 43% pin.

Như vậy Fire và Nook có mức độ tiêu hao pin khá tương đương nhau, Nook có thời gian sử dụng lâu hơn một chút. Với điều kiện dùng như thế này thì có thể dùng máy trong 5 tiếng liên tục. Thực tế sử dụng thì sẽ lâu hơn vì giảm độ sáng màn hình và nếu đọc sách thì máy sẽ lâu hết pin hơn.


Nguồn: http://www.tinhte.vn/threads/1008601/


 

 

Nếu Việt Nam số 1 thế giới

Mình đọc thấy trên một số trang mạng, vừa là câu chuyện vui vừa để lại những điều đáng suy nghĩ.

Nếu Việt Nam số 1 thế giới

Lúc đấy các nước sẽ đua nhau học tiếng Việt. Tiếng Việt sẽ trở thành mốt thời thượng. Ở bên cái nước Mĩ nhà quê kia, anh nào bắn tiếng Việt như gió là các em mê lắm. Nói được tiếng Việt mới là có học, mới dễ xin được việc. Các bạn trẻ bên đấy cũng hay chêm những câu tiếng Việt vào ví dụ như đoạn hội thoại sau:

– Chào David, how are you?

– I’m fine. And you?

– Fine. Long time no see. What are you doing?

– I’m studying at Đại học Vinh. My ngành is kinh tế.

– Wow, it is in the top 50 of Những trường đại học Việt Nam, isn’t it?

– Chuẩn. But it’s nothing in comparison to Peter Cooper. He got a 100% học bổng of Đại học Ngoại thương.

– Really? ! I can’t believe he used to be my dumb deskmate in 5th grade.

– Haizzz, he’s such a lucky guy. Girls in Hà Nội are so quyến rũ and dịu dàng.

– At least, you have Vietnamese girls around. At my university MIT, there are no girls nóng bỏng but cá sấu or fat chicks.

– Hey! Peter’s just uploaded photos on Yume(similar to Facebook). He had a photo taken with Vũ Hà last night.

– OMG!!!

Như các bạn đã thấy, sự trong sáng của tiếng Mĩ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều bạn trẻ Mĩ đi du học Việt Nam. Báo chí Mĩ thì lo lắng về tình trạng tiếng Mĩ bị méo mó. Các ca khúc Mĩ bây giờ có trào lưu cứ phải chêm một hai câu tiếng Việt vào bài hát đại loại như: Anh yêu em, Anh nhớ em nhiều lắm, Hãy lắc cái mông đi em, Cô ấy thật nóng bỏng, Hãy giơ tay lên nào các bạn v.v…

Người Việt lúc này đi du lịch rất sướng. Sang Mĩ tiêu tiền đồng thoải mái. Một ngàn là mua được cái bánh hamburger to uỳnh. Thả xu 200 đồng vào máy là mua được chai Pepsi. Mười ngàn đồng là mua được cái túi LV. Một triệu là mua được vPhone. Những tờ tiền Bác Hồ tràn ngập các nước nên trên thế giới không ai là không yêu Bác Hồ. Chính phủ Việt Nam cứ thỉnh thoảng thiếu tiền thì lại in thêm, chả sợ lạm phát

Thái Lan lúc này học tập Việt Nam bỏ đa đảng cho nó ổn định chính trị, chỉ có duy nhất một Đảng người Thái yêu người Thái, do ông Bủn-xỉn làm tổng bí thư. Ông này hồi trước học tiến sĩ ở đại học kinh tế quốc dân Việt Nam.

Các rạp Mĩ bây giờ phải tranh nhau mới mua được phim của Vinawood (kinh đô điện ảnh Việt Nam đặt tại Bắc Giang). Phim nào có ngôi sao phim hành động Ngô Thanh Vân là ăn chắc hết sạch vé tuần đầu tiên. Bên cạnh đó là quả bom *** Ely Trần. Siêu phẩm 3D do cô thủ vai chính sắp tới đang là chủ đề bàn tán của các bạn trẻ Mĩ, Hàn Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Paris Hilton thì lu loa lên là mình được đóng phim cùng Ely Trần nhưng cũng chả ai quan tâm, trong phim cô cũng chỉ được xuất hiện có 2 giây trong vai xác chết.

V-League là giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh lúc này, hội tụ đầy đủ các siêu sao Việt Nam, Brazil, Hà Lan, Tây Ban Nha, Argentine. Câu lạc bộ Hà Nội T&T năm nay gần như chắc chắn vô địch V-League để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, nhờ có sự tỏa sáng của bộ ba hủy diệt Xavi-Công Vinh-Messi. SHB Đà Nẵng dù đã phá kỉ lục thị trường chuyển nhượng khi mua Quả bóng vàng VN Thành Lương, cùng với Cristiano Ronaldo nhưng cũng không nên cơm cháo gì, được cái là họ đã vào đến bán kết cúp C1 châu Á, giải bóng đá hấp dẫn thứ nhì hành tinh sau V-League, cùng với HN T&T và Lam Sơn Thanh Hóa, câu lạc bộ còn lại là Gamba Osaka của Nhật.

Nghe nói năm sau đa số khán giả ở Anh sẽ không được xem V-League vì kênh K- đã độc quyền phát sóng V-League ở Anh, ai muốn xem phải mua gói “Thượng hạng” với giá thuê bao lên đến ba mươi ngàn đồng một tháng…

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 12/04/2012 in Vui vui

 

Làm thế nào để bớt ngu đi

Ai trong đời mà không có vài lần thốt lên: “Trời, sao mà tui ngu quá đi!”, dẫu có nói to ai đó nghe thấy hay nói thầm chỉ mình nghe mình biết. Vài lần thôi thì cũng “đỡ” quá phải không anh chị em ^^ Cơ mà ngày nào cũng như thế thì đúng là ngu thiệt tình rồi. Bản thân scotty từ cái hồi mà mình nhận thức được là mình có ngu, cho đến lúc này khi đã ở tuổi quá “băm”, thực sự không thể nào nhớ nổi mình đã thốt ra như thế chính xác là bao nhiêu lần rồi, chỉ biết là nhiều vô kể.

OK, điều đó có nghĩa là scotty lúc này thấy mình còn ngu lắm, có lúc thấy ngu dã man luôn. May mắn thay là không chỉ mỗi scotty đơn độc trong cái nỗi niềm này, bởi khuya hôm trước, lúc đang “vọc” tin tức từ ứng dụng Zite thì tình cờ thấy cái một bài viết có cái tiêu đề mà lướt qua một phát là thấy trúng tim đen luôn: “How to Be Less Stupid“. Thế là bấm vào đọc ngấu nghiến, nhất là phần intro quá khêu gợi và thật tình dễ sợ!

Đọc một mạch từ đùi chí cấu xong thì thấy thâm thấm một xíu. Đọc phát nữa thì thấy ngu trở lại. Thiệt tình! Thôi, bỏ đó đi ngủ đã. Cả ngày hôm sau cặm cụi làm tiếp mấy công việc dở dang, cho đến hơn 5 giờ chiều thì bà xã thèm ăn ốc nên bắt chở 2 mẹ con đi ăn. Thế là bỏ máy đó cho nó tải bộ phim mới nhất của Tom Cruise từ link của bác ledung “one-two-three” để lát nữa ăn về rồi về coi. Sau đó coi xong phim thì tinh thần phấn chấn hẳn lên nhờ bộ phim đã quá. Tiếp tục công việc cho đến 1 giờ sáng thì theo thói quen lại mở Zite lên đọc tin mới.



Thế nhưng, trong phần Top Stories của Zite lại lù lù cái bài kia nữa, mặc dù nó đã được đăng đúng vào ngày cá tháng tư (01/4). “Khíu chọ” nữa rồi! Cơ mà vẫn bấm vào đọc lại. Đọc xong thì ngẫm nghĩ một hồi, bấy lâu mình “chơi” toàn tin công nghệ, bữa nay thử liều quất cái bài này lên cho anh chị em HDvietnam đọc chơi. Kệ m*! Đời “đứa” nào (so very…sorry)… chả một lần ngu. Ai đọc thấy “học” được điều gì thì “học”, còn thấy thường quá hay sao đó coi như là qua “đẳng cấp” NGU rồi. Vậy đi!

Sau đây scotty xin “gởi” đến anh chị em chúng ta bài viết “How to Be Less Stupid” của anh nhà văn, diễn giả kiêm blogger James Altucher. Lưu ý: scotty có thay đổi một số dữ kiện mang tính dẫn chứng hoặc ví dụ cho hợp với anh chị em HDvietnam, còn đại ý và nội dung chính vẫn trung thành với nguyên tác.


 

Tôi ngu thật sự. Nói ngay và luôn là như vậy. Tôi ngẫm ra là, nếu tôi chú tâm đến nó, tôi có thể khôn ra. Nhưng hiện tại thì tôi là một thằng ngu cực. Tôi cảm thấy mặc dù mình có hiểu biết, có kiến thức (đúng), nhưng lại để quá nhiều thứ chen ngang. Mà đó là “thứ” gì? Lo lắng, tội lỗi, hoang tưởng, đố kỵ, oán giận… chính là mấy “thứ” đó. Chẳng hạn như chuyện oán giận, tôi hận những người đã ghét tôi; tôi nghĩ mình có làm gì đâu để cho họ ghét mình thế. Thế là tôi hận và ghét họ lại cho bỏ ghét. Một cái vòng luẩn quẩn… thối tha!

Tôi từng nghĩ rằng, càng nhồi nhét nhiều thứ vào óc (đầu), thì tôi sẽ càng thông minh ra (biết nhiều hơn). Nhưng tôi thấy không phải như vậy. Chẳng hạn như cứ mãi tìm hiểu mấy chuyện đâu đâu, như chuyện tự dưng muốn biết vua Càn Long bên Tàu lúc ăn thì cầm đũa bằng tay nào, thế là cố tìm hiểu và biết được thông tin đó để rồi mấy ngày sau chả nhớ đến chuyện đó nữa. Vậy như thế có khiến tôi khôn ra không nhỉ? Tôi thấy là không. Và tôi nghiệm ra là, biết bớt và ít đi mới là cái làm cho “cánh cửa sổ” nhìn vào đầu óc trở nên sạch hơn, xóa tan đi những gì “đen, hôi và tanh”, và khiến trí óc trở nên minh mẫn.

Một ví dụ này nữa này. Vào cái ngày mà tôi bị nhỡ đăng ký tham gia “Đại hội Võ lâm” HDvietnam miền Bắc 2012, tôi có một cuộc hẹn với em nó, quyết định tương lai của 2 chúng tôi. Sau đó, tôi chả nói được những lời hay ho mà mình đã chuẩn bị kỹ trong đầu trước đó. Tôi ấp a ấp úng, rồi sau đó nói nhăng nói cuội, khiến em nó buộc miệng: “Hôm nay anh có sao không đấy?” Thế là tôi thấy nản, và giận bản thân mình. Trí khôn giảm sút nghiêm trọng, gần như 80%.

Vậy thì, sau đây là những “đặc tính” thuộc hàng top khiến cho tôi lúc nào cũng ngu đi:

1. Hoang tưởng

Nói chính xác ở đây là suy diễn. Thử xem đó là những lúc nào nhé: Nàng đang lừa lối mình? Thằng nớ nó đang chơi mình? Bọn họ đang nói (xấu/mỉa mai) về mình? Liệu nó có mách sếp? Vân vân và vân vân. Chỉ cần như vậy coi như tôi mất đi khoảng 30-50% trí khôn. Có nghiêm trọng không? Đối với tôi, nhiêu đó là khủng rồi! Bởi lẽ tôi chả nghĩ ra được điều gì khác nữa. Và cứ thế, tôi sẽ phát điên lên mà làm những chuyện như tra khảo nàng một cách khiếm nhã, hay nó chơi mình thì chơi lại nó cho biết tay, hay ờ, bọn mày nói xấu tao thì tao đếch làm nữa – cho việc nó đứng luôn, hay tao thách mày mách sếp đó… Thế đấy, hoang tưởng hay suy diễn luôn khiến tôi điên lên và…

2. Oán hận

Thằng đó nó viết về tôi và nói bóng nói gió gì đó khiến tôi bực và hậm hực trong lòng. Mỗi lần nghĩ đến chuyện đó là tôi sôi máu lên, và cứ như thế, tôi nghiệm ra là mình mất đi khoảng 20% trí khôn, nhất là nếu cứ nghĩ đến chuyện trả thù. Mà nghĩ đến trả thù, coi như tôi mất thêm 10% trí khôn nữa.

3. Hối tiếc

Cái vụ này tôi viết và nói chắc cả triệu lần rồi. Hồi đầu năm tôi mất cả đống tiền cho cái TV 3D chủ động inch khủng mà coi chả sướng gì hết, và cứ thế tiếc hùi hụi. Hay hôm kia tôi có mua một con tablet hàng Tàu mà sau đó nhiều đứa chê là đồ cùi, bày đặt chơi tablet mà mua đồ lỡm (mặc dù tôi đã tìm hiểu và thấy nó đáp ứng được nhu cầu). Thế là trong lòng thấy tiếc, biết vậy bỏ thêm 2 “củ” nữa mua con tablet hàng hiệu. Hoặc hôm qua ra rạp coi cái phim mà đến giờ vừa tiếc vì mất tiền mà lại bực tức vì thất vọng không như trong trailer.

Thế nhưng, ngẫm lại tôi thấy không đáng. Càng thấy không đáng, tôi càng nhận ra nếu mà cứ nói hoài mấy cái chuyện tiêng tiếc đó thì trí khôn của tôi mất đến 60%. Ai chứ tôi là tôi không thể bỏ ra cái giá đắt như vậy được. 2% thì chấp nhận được, chứ 60% thì không thể. Và tôi không thể biết cách sử dụng mấy món mà tôi “hối tiếc” trên sao cho nó đáp ứng được nhu cầu của mình hoặc sao đó có lợi, hoặc không chịu khó tìm hiểu vì sao những người khác lại bình luận cái phim đó nó hay… chừng nào tôi cứ ngồi đó mà than chán và hối tiếc mãi.

4. Quá cầu toàn

Tôi bỏ ra 2 tỷ (hơn nửa là cầm nhà vay ngân hàng) để hùn vốn mở tiệm buôn hàng âm thanh và đầu HD, và tôi quyết là không để lỗ trong tháng nào hết. Thế rồi, tình hình không như ý muốn và tôi sợ không dám nói với mấy người hùn hạp vốn với tôi, và cứ như vậy chuyện kinh doanh dần dần giảm sút và dẫn đến phá sản. Một người hùn vốn, mà cho đến bây giờ vẫn là bạn thân thiết, nói với tôi: “Mày là chủ, lẽ ra mày phải có trách nhiệm báo ngay với người ta khi hàng không chạy trong tháng đó”.

Thế nhưng mặc cảm xấu hổ đã khiến tôi không thể nói được. Chuyện gì đến thì nó đã đến, tôi đã mất nhà, ra ngoài ở trọ. Tôi chả thiết gặp ai nữa. Xấu hổ vô cùng. Mặc dù sau vụ làm ăn thất bại đó, tôi đã nghiệm ra được nhiều điều, nhưng rốt cục, chính vì cái tính cầu toàn kia mà tôi thối chí. Tôi thấy mình còn dở quá, và cứ vì nghĩ mãi như thế nên trí khôn của tôi giảm sút mất 20%.

Tôi nghiệm ra rằng, người ta luôn có lòng rộng mở, đón nhận sự thành thật, nhất là thành thật về cái dở, cái dốt của mình. Dù bạn tin hay không, thì chính lòng chân thật, chân tình đó lại tạo ra nhiều cơ hội to lớn. Bản thân tôi đã chứng kiến điều đó xảy ra rất nhiều trong cuộc sống này.

5. Độc đoán

Tôi muốn chỉ đạo, muốn điều khiển tất cả mọi người, mọi việc xung quanh tôi theo ý của tôi. Nhưng đôi khi chuyện lại đâm ra xấu đi và chẳng thể giải quyết được. Những lúc đó, tôi thường đầu hàng và nói thầm: “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Và cứ thế, tôi như trút được gánh nặng trên vai.

Theo tôi, cái câu “trút được gánh nặng trên vai” chính là hình ảnh đại diện cho cái đầu của mình. Bởi cái đầu cứ nặng trĩu, thì nó sẽ đổ xuống đôi vai. Khi cứ nghĩ ngợi nhiều, tức là cái đầu nặng thêm, dẫn đến trí khôn mất đi tầm 10-20%. Thế thì cố mà hãy bỏ tính độc đoán đi. Một tình huống điển hình về độc đoán: Bạn cứ ngồi đó mà than, mà chửi các ông tay to nghĩ toàn mấy cái luật lãng nhách, ra toàn mấy cái giải pháp như shit, thậm chí chửi họ não này não kia… Đó theo tôi không phải là bạn than hay chửi “khôn” đâu. Thay vì ngồi chửi, ngồi than thì bạn nên nghĩ gì, nói gì, làm gì khác đi… để trí khôn nó khỏi mất đi 10-20%.

6. Mặc cảm tội lỗi

Một người bạn thân gần đây gởi e-mail cho tôi. Còn tôi thì bảo, sao không gởi cho tôi tuần trước. Mỗi ngày khi tôi thức dậy, tôi luôn tự nhủ: Đừng bao giờ trả lời e-mail chừng nào mình đọc xong cái e-mail đó đã, đọc xong rồi mới viết trả lời. Nhưng sau đó, có lúc tôi bận làm chuyện khác, như là bận họp hành hoặc lo vụ offline sắp tới, hoặc đơn giản là đang ăn tối, rồi mãi coi phim cho đến khuya. Lúc đó tôi nhủ: “Thôi cứ để đó đi, trả lời người ta sau vậy”. Và rồi sau đó khi đọc e-mail đó, tôi lại thấy dở người, tại sao mình không trả lời anh ấy sớm hơn. Vậy là trằn trọc mãi đến 2 giờ sáng thì chịu không nỗi nên ngồi dậy viết e-mail hoặc lên chat phân bua này nọ, để rồi nhận được phản hồi là “Ờ… ừm…” blah blah blah là kiểu không phải là câu trả lời mà tôi muốn nhận. Thế là tôi khỏi ngủ luôn, cứ suy nghĩ mãi và thấy có lỗi với họ. Tình huống này khiến tôi mất đi 10% trí khôn rồi đó bạn.

7. Tình huống xấu nhất

Thử đặt ra tình huống quen thuộc này. Tôi bỏ ra 20 củ/tháng để trả lương. Đôi khi tôi nghĩ thầm: “Bỏ mẹ, cứ tháng nào cũng mất chừng ấy xiền có nước…”, và cứ nghĩ thế thì cảm thấy càng ngày càng tệ đi. Và tình huống xấu nhất là tôi chẳng còn khoản nào để trả lương nữa. Tôi đã bỏ ra ít nhất là 1 năm để toàn nghĩ về tình huống xấu nhất, thậm chí cả tình huống (xấu nhất) CHƯA BAO GIỜ CÓ/XẢY RA. Tuy nhiên, cho dù nó có thực sự xảy ra đi chăng nữa, thì nó cũng chưa bao giờ tệ đến mức như tôi nghĩ. Tình huống này chính tình huống về “nỗi lo thiếu hụt”.

Nhưng nếu tôi nghĩ ngược lại, tôi sẽ phải lo về sự “dư đủ”. Và từ đó gây cho tôi một niềm tin cực độ, đó là sự dư đủ sẽ dẫn đến “nỗi lo dư đủ”, kết quả là tôi cảm thấy mình khôn ra hơn (và thấy nhẹ nhõm hơn), khi tôi trút bỏ được “nỗi lo thiếu hụt” đó.

8. Nói, nói và nói

Vợ tôi muốn nói điều chuyện gì đó rất quan trọng với tôi, và giãi bày hơi bị dài dòng, lan man. Nhưng thay vì nghe hết thì tôi nói trở lại và thậm chí nói nhiều hơn cô ấy nữa. Tôi đã áp chế những gì tôi cho là quan trọng, hay ho lên cô ấy khiến cô ấy không thể nói tiếp được nữa, dạng như chặn họng trước vậy. Thế là, cô ấy quên luôn cái ý quan trọng hay mục đích vấn đề cần trao đổi với tôi. Có thể là những lời tôi nói quá “sáng suốt” hay sao ý khiến cô ấy nghĩ lại.

OK, nếu là đoán trước được vấn đề quan trọng đó là gì thì điểm này coi như không đáng đưa vào đây. Tuy nhiên, khổ nỗi là tôi chưa biết đích xác vấn đề quan trọng mà cô ấy muốn nói. Và cái tính hay nói, nói và nói đó có thể lấy mất đi ít nhất 15% trí khôn của tôi. Bởi vì, lẽ ra tôi nên nghe và thấu hiểu, hoặc chăm chú nghe đến mức phát hiện cả lỗi ngữ pháp trong câu cô ấy nói nữa. Điều tôi nghiệm ra ở đây là, đôi khi chúng ta nên câm họng lại tí để mà lắng nghe nhiều hơn!

9. Viện cớ quá đáng

Ai ai cũng có thể nói: “Tui bó tay!”, hoặc “Tui chịu thôi”. Tui có học điện đâu mà bảo tôi nối dây điện bị đứt. Trang web của anh muốn cho “ngon” thì phải xì cực nhiều tiền nhé. Muốn làm phim 3D “Phản” theo ý ông mà dự toán thế này tui thua. HDvietnam muốn sửa lại văn phòng thì nhiêu đó chả là bao.

Tui thua, tui chịu, tui bó tay…!

Chỉ có 9 “đặc tính” đó thôi sao? Vâng, hết rồi. Bà con nào nghĩ ra cái thứ 10 cho tôi được không?

Cuối cùng, tôi xin được nói thêm thế này. Đôi khi chúng ta cần nhìn lại và suy ngẫm về những lý do mang tính cảm xúc để lý giải cho cách xử trí, quan hệ hiện nay của chúng ta. Đặc biệt là nếu áp một vài đặc tính kể trên thì có thể sẽ đẻ ra nhiều lý do lắm đấy. Chẳng hạn hồi nhỏ người ta cứ gọi tôi là thằng chíp hôi, ấy vậy mà bây giờ, cái tên “Chip” đó được nhiều người yêu mến đến mức tôi không thể ngờ.

Có thể có ai đó sau khi đọc xong hết bài này sẽ thốt lên: “Mấy chục phần trăm là khiêm tốn rồi, tất cả các đặc tính trên đáng nhẽ phải tính cao hơn 100% cơ!”. Thế thì tôi nói được gì nữa đây? Vâng, nếu bạn cho là vậy, tức là bạn đã khôn hơn tôi nhiều rồi đó.

Bài viết của James Altucher chấm dứt tại đó. scotty dịch và phăng chưa thấy ưng ý lắm (có vài chỗ phăng không được “ngọt”). Rất mong các bác, các anh chị em thông cảm và ném gạch nhè nhẹ cho scotty dễ đỡ chút ạ

 

Mắt người – siêu camera

Mắt người – siêu camera

Em thấy cái này hay hay nên dịch cho mọi người xem.
http://www.clarkvision.com/imagedeta…esolution.html

Gồm 5 phần:
– Cách tính độ phân giải của mắt người.
– Mắt người có độ phân giải bao nhiêu chấm.
– ISO của mắt người tính tương đương với máy ảnh số là bao nhiêu.
– Dynamic Range (khoảng sáng nhất đến tối nhất có thể nhìn thấy được) của mắt người
– Tiêu cự của mắt người là bao nhiêu.

1. Cách tính độ phân giải của mắt người.

Các nhà khoa học thường dùng các hình thù có định dạng khác nhau để đo xem mắt người có độ phân giải bao nhiêu. Cái này giống ta đi đo mắt làm giấy khám sức khoẻ thi lấy bằng lái xe ở trong bệnh viện. Nếu ta nhìn thấy vòng tròn bị đứt ở phía nào thì ta chỉ phía ấy, mắt ai cận thì đeo kính vào là lại nhìn rõ như thường, cận là do không lấy nét được vào vật, chứ không phải do độ phân giải của mắt. Cách tính này rất phức tạp nên em ko dịch tiếp, nôm na là người ta so sánh mắt với các bản in để tìm độ phân giải của mắt.

2. Mắt người có độ phân giải bao nhiêu Megapixels.

Mắt người không phải là cái máy ảnh, thực chất là 2 cái camera, thu được tín hiệu và gửi liên tục tới não để tạo hình ảnh trong não. Con người có 2 mắt sẽ làm tăng độ nét và chi tiết của ảnh, ngoài ra khi sử dụng 2 mắt có thể đo được khoảng cách giữa mắt và đối tượng 1 cách tương đối.

“Based on the above data for the resolution of the human eye, let’s try a “small” example first. Consider a view in front of you that is 90 degrees by 90 degrees, like looking through an open window at a scene. The number of pixels would be
90 degrees * 60 arc-minutes/degree * 1/0.3 * 90 * 60 * 1/0.3 = 324,000,000 pixels (324 megapixels).
At any one moment, you actually do not perceive that many pixels, but your eye moves around the scene to see all the detail you want. But the human eye really sees a larger field of view, close to 180 degrees. Let’s be conservative and use 120 degrees for the field of view. Then we would see
120 * 120 * 60 * 60 / (0.3 * 0.3) = 576 megapixels.
The full angle of human vision would require even more megapixels. This kind of image detail requires A large format camera to record.”

Đoạn trên hơi khó dịch, nôm na nó là thế này . Nếu tính mắt người chỉ nhìn được 1 góc 90 độ phía trước mặt, cả chiều ngang lẫn chiều dọc thì theo tính toán ở trên mắt người có độ phân giải tương đương 324 Megapixel. Tuy nhiên mắt người không thể cùng một lúc nhìn được toàn cảnh 90 độ, vì vậy có lẽ mắt người có độ phân giải thấp hơn.

Tính theo cách khác, nếu đứng trước 1 khung cảnh, thì mắt người có thể nhìn được gần 180 độ x 180 độ , tuy nhiên nếu tính chỉ 120 x 120 độ thì mắt người cũng tương đương = 576 Megapixel.

3. ISO của mắt người (tính tương đương với Digital Camera)

Khi từ ngoài sáng vào nơi thiếu sáng, mắt người mất khoảng 15 giây để thích nghi, để thích nghi hoàn toàn với điều kiện thiếu sáng thì phải mất tới khoảng 30 phút để thích nghi hoàn toàn. Khi so sánh với Digital Camera thì mắt người trong điều kiện thiếu sáng có thể lên tới ISO 800.

Ngoài trời nắng, mắt người có thể điều chỉnh được tới mức ISO = 1, nghĩa là giảm được khoảng 600 ~ 800 lần so với trong điều kiện thiếu sáng.

4. Dynamic Range của mắt người.

Mắt người có khoảng dynamic range rất rộng nếu lấy kết quả ISO ở trên là từ ISO800 -> ISO 1 thì dynamic range của mắt người có thể phân biệt được 10 triệu – đến 1 bậc .

Tuy nhiên, cũng như Digital Camera , chúng ta chỉ tính Dynamic Range trong cùng 1 khung cảnh . Nếu theo cách tính này thì Dynamic Range của mắt người là 10.000 đến 1. Nghĩa là mắt người có thể nhìn thấy được 10 nghìn cung bậc từ đen kịt đến trắng toát. Dynamic Range của mắt người hơn hẳn tất cả các loại máy ảnh phim cũng như máy ảnh số hiện đại.

5. Tiêu cự của mắt

Tiêu cự của mắt được tính tương đương 22.3 mm .

Nghĩa là từ võng mạc tới điểm giữa của thuỷ tinh thể là 22.3 mm.

Tại sao các sách báo nhiếp ảnh lại nói ống fixed 50 mm là ống normal, không là zoom và không là wide. Cái này được giải thích như sau, về mặt cấu tạo mà nói thì tiêu cự không nói lên điều gì vì võng mạc của mắt và phim 35mm là không bằng nhau về kích thước, do vậy tiêu cự cũng khác nhau.
Tuy nhiên có 1 điểm không tranh cãi được là tại sao ống fixed 50 mm lại là ống normal, người ta giải thích thế này. Nếu cắm 2 cái cọc, cái cọc thứ 1 cách mắt 10 mét, cái cọc thứ 2 cách mắt 20 mét, thì khi nhìn bằng mắt thường tỉ lệ của cái cọc đứng cách 20 so với cái cọc đứng cách 10 mét là không đổi giữa mắt người và ống kính 50 mm cho phim 35 mm . ( Nếu ai đọc đoạn này không hiểu thì đọc lại lần nữa ) . Ví dụ : Nếu cái cọc đứng cách 20 chỉ cao bằng 1/2 cái cọc đứng cách 10 mét nhìn bằng mắt thường, thì khi chụp ảnh bằng ống kính 50 mm cho kết quả tương tự.

6. Khẩu độ của mắt.

Mắt có khẩu độ mở to nhất là được 7 mm ( là đường kính của cái lỗ cho ánh sáng vào, ko phải khẩu độ) . Thì ta có tiêu cự chia cho đường kính của lỗ 22.3 / 7 = 3.2. Vi vậy suy ra khẩu độ lớn nhất của mắt có thể được là f 3.2 .

Về khẩu độ thì mắt thua máy ảnh, với các ống kính zoom tốt thi thường có khẩu độ lớn nhất là f 2.8, với các ống fix xịn thì khẩu độ còn lớn hơn nhiều với f 1.4 , f 1.2 ….

Em dịch nôm na thế cho vui, các bác đừng bắt lỗi câu chữ

Nguồn: http://www.tinhte.vn/threads/1168131/